Có thể nói, dưới sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là mạng internet, con người ngày càng có nhiều cơ hội tiếp cận với thông tin trên khắp thế giới. Tuy nhiên, cũng từ đây những thông tin tràn lan trên mạng không được kiểm chứng cũng gây ra những hậu quả khôn lường.
Nói về những thông tin được chia sẻ trên mạng xã hội một cách tràn lan như gà được nướng bằng đèn khò trên nền nhà bẩn , chuyện xuất hiện “nữ quái” cướp ở thành phố Hồ Chí Minh lan truyền trên mạng xã hội nhưng không đúng, hay thông tin rau củ quả nhiễm độc…
Nếu nạn nhân là người tốt, họ bị oan và phải chịu một sự tổn thương không hề nhẹ. Nhiều trường hợp còn bị những người xung quanh kì thị, nghi ngờ, thậm chí tẩy chay. Ngoài ra, họ còn có thể bị tổn hại trong làm ăn, doanh thu, vật chất nếu tin đồn bất lợi cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Ví dụ như, tin đồn giả mạo về hủ tiếu gõ nấu bằng thịt chuột đã gây điêu đứng cho những người bán chân chính.
những tin đồn về các tiêu cực trong ngành thực phẩm, trong kinh tế, trong xã hội... khiến người xem mất niềm tin vào xã hội và sống với một thái độ luôn sợ hãi hoặc bất mãn”.
Để thẩm định chính xác thông tin trên mạng xã hội hầu như vượt quá khả năng của một cá nhân. Ta hầu như không thể có điều kiện để đi xác minh thông tin trong thực tế. Do đó, "màng lọc chân lý" khả thi nhất chính là trang bị một thái độ cảnh giác khi tiếp nhận thông tin, nếu không có chứng cứ thuyết phục thì để thông tin đó trong vùng "biết" chứ đừng vội để vào vùng "tin".
những thông tin cá nhân đăng tải trên các trang mạng thì chưa thể khẳng định được tính chính xác. Những thông tin chưa được xác thực, thì chưa nên tin và không nên sử dụng những thông tin đó.
cho rằng mọi người luôn muốn trang cá nhân của mình nhận được sự quan tâm của bạn bè nên thường xuyên cập nhật thông tin, hình ảnh để được “like”. Tuy nhiên, phần nhiều trong số đó thiếu chính kiến, không chịu đọc kỹ và phân tích, không đặt ra các câu hỏi… khi tiếp nhận thông tin nào đó.
nhiều người chỉ nghĩ đơn giản thông tin nào đang được quan tâm thì chia sẻ để người khác biết chứ không nghĩ nếu thông tin không chính xác sẽ tạo nên làn sóng hoang mang, lo sợ trong cả cộng đồng xã hội.
“Khi đứng trong một trào lưu nổi bật nào đó, chúng ta rất dễ bị nó cuốn theo. Trong xã hội học gọi đó là tâm lý đám đông. Khi đó, ý thức cá nhân bị chìm xuống, chúng ta mất đi sự tỉnh táo trong bối cảnh đó. Sống trong một bối cảnh dễ gặp rủi ro về thông tin, thực phẩm, tự nhiên